ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỒ SƠN
TRƯỜNG MẦM NON MINH ĐỨC
Số : /KH-MNMĐ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Minh Đức, ngày 01 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH HOẠT TRÔNG TRẺ NGÀY THỨ BẨY
NĂM HỌC 2022-2023
Căn cứ vào nhu cầu của phụ huynh đăng ký gửi con ngày thứ bẩy năm học 2022-2023;
Để tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ngày thứ bẩy, trường Mầm non Minh Đức xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trông trẻ ngày thứ bẩy năm học 2022 – 2023 như sau:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
-Tổ chức các hoạt động giáo dục tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động rèn kỹ năng sống, nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân.
- Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh trong ngày thứ bẩy, nâng cao ý thức, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc chăm sóc, quản lý, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức hoạt động trông trẻ ngày thứ bẩy thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện không áp đặt đối với các bậc phụ huynh.
- Tổ chức các hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, nội dung hoạt đông phải phù hợp với đối tượng trẻ. Tập trung giáo dục ý thức chủ động phòng chống các tai nạn, kỹ năng sống cho trẻ; kỹ năng vệ sinh phòng bệnh, kỹ năng tự bảo vệ; kỹ năng vui chơi, hoạt động an toàn.
II/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRÔNG TRẺ NGÀY THỨ BẨY.
1. Công tác đảm bảo các điều kiện an toàn trường học
- BGH Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non (Thông tư số 13/2016/TT- BGDĐT) Khi phát hiện có nguy cơ gây mất an toàn phải có biện pháp khắc phục ngay, làm tốt công tác chăm sóc, quản lý, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Giáo viên đón trẻ tận tay phụ huynh, tuyên truyền với phụ huynh không thả trẻ từ cổng trường, sân trường để trẻ tự vào lớp. Tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ khi không có sự uỷ quyền của cha mẹ trẻ. Giáo viên không được gửi trẻ cho nhân viên bảo vệ khi cha mẹ trẻ chưa đến đón.
- Ban giám hiệu phân công, bố trí giáo viên đứng lớp phù hợp. Đảm bảo các điều kiện an toàn cho trẻ khi nhận cháu. Đóng cổng trường khi hết giờ đón trẻ.
- Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,vệ sinh phòng chống dịch bênh cho trẻ, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ, an ninh an toàn trong trường học.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục :
* Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bố trí đủ giáo viên để thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục một ngày theo nội dung chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo đúng chế độ sinh hoạt trong ngày.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động rèn luyện phù hợp với độ tuổi, cụ thể: Tổ chức các hoạt động vui chơi, các trò chơi vận động trong lớp, ngoài trời, hoạt động nghệ thuật, rèn nề nếp, rèn kỹ năng sống cho trẻ phù hợp vời độ tuổi. Không dạy trước chương trình ở các độ tuổi. Đối với trẻ 5 tuổi không dạy trước chương trình lớp 1 dưới bất kỳ hình thức nào.
- Đảm bảo đủ đồ dùng, đồ chơi và phương tiện phục vụ học tập và sinh hoạt cho trẻ
* Tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiêm túc thực hiện các quy tắc chế biến an toàn, vệ sinh, duy trì việc ký hợp đồng mua thực phẩm sạch, an toàn như trong năm học, tuyệt đối không mua thức ăn chế biến sẵn, đảm bảo đủ nguồn nước sạch sử dụng cho trẻ, tăng cường các biện pháp kiểm soát nguồn thực phẩm, nước uống sử dụng hàng ngày tại trường.
- Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nuôi dưỡng, quản lý chất lượng bữa ăn cho trẻ theo đúng quy định: Công khai thực đơn và tiền ăn hàng ngày của trẻ và của giáo viên, thực hiện nghiêm túc việc giao nhận thực phẩm hàng ngày.
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, cụ thể:
+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống cho trẻ, thường xuyên vệ sinh đồ dùng đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường (trong và ngoài lớp học), chú ý vệ sinh hệ thống cống thoát nước và nhà vệ sinh đảm bảo thông thoáng, khô ráo tránh.
+ Tăng cường vệ sinh bếp và dụng cụ nhà bếp, tráng bát nước sôi, đảm bảo có đủ đồ dùng và trang thiết bị phục vụ trẻ.
+ Tuyên truyền với cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho trẻ, phụ huynh cần thông báo tình hình sức khỏe của trẻ nếu trẻ có biểu hiện bất thường, giáo viên cần quan tâm đến sức khẻo của trẻ trong mùa năng nóng và có giải pháp sử lý kịp thời, phù hợp.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch trông trẻ ngày thứ bẩy, phân công các bộ phận, cá nhân thực hiện theo kế hoạch.
Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc, rèn luyện kỹ năng cho trẻ trên lớp.
Kế toán nhà trường xây dựng mức thu, dự toán thu chi trông trẻ ngày thứ bẩy, công khai trước toàn thể CBGV-NV và phụ huynh.
Giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của nhà trường, tổng hợp nhu cầu đăng ký gửi con của phụ huynh ngày thứ bẩy, phối hợp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
BGH xây dựng lịch kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ. Thực hiện trực lãnh đạo, có sổ trực trông trẻ ngày thứ bẩy và ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết, báo cáo kịp thời khi có vụ việc đột xuất với các cơ quan quản lý cấp trên.
Nhà trường sắp xếp và bố trí phân công CBGV trông trẻ ngày thứ bẩy, tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên được làm thêm và đảm bảo các chế độ đối với giáo viên đi làm thêm.( có bảng phân công chi tiết kèm theo)
Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động trông trẻ ngày thứ bẩy năm học 2022-2023, nhà trường yêu cầu các CBGV-CNV nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- Phòng GD &ĐT Quận Đồ Sơn/ để báo cáo
- CBGV-VN/ để thực hiện
- Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thị Nhung
|